[BẢN TIN SỨC KHỎE THÁNG 12/2022]: BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Trong cơ thể người, đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng, có thể tiếp xúc với không khí, do vậy bộ phận này sẽ phải chịu được những tác động từ môi trường bên ngoài và tổn thương nhiều nhất. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh mắc các bệnh đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ khá lớn so với các bệnh về hô hấp khác.

Phần 1: Nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp

  • Thay đổi khí hậu

Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường khi từ nóng chuyển sang lạnh hoặc từ nắng sang mưa trong ngày khiến cơ thể không kịp thích ứng. Hệ miễn dịch vì vậy cũng bị suy yếu hơn, dẫn đến virus hoặc vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập gây bệnh.

Hơn nữa, thời tiết giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh dễ phát triển và lan truyền qua không khí khi con người hít thở.

  • Virus

Hầu hết trường hợp viêm đường hô hấp do virus cúm, chúng phát triển mạnh hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Số ít trường hợp viêm đường hô hấp do vi khuẩn song bệnh thường nặng và kéo dài dai dẳng hơn.

  • Không gian kín, kém lưu thông

Khi thời tiết lạnh, mọi người có xu hướng ít di chuyển ra ngoài hơn, không gian trong phòng ngủ, phòng làm việc,… cũng dễ bị tù túng do đóng kín các cửa tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là điều kiện thuận lợi để tác nhân xâm nhập gây bệnh cũng như lây lan từ người bệnh sang người lành.

  • Số giờ nắng ít

Nhờ có ánh nắng mặt trời tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của vi sinh vật mà con người có thể tồn tại. Vào mùa lạnh, số giờ nắng ít hơn hoặc thậm chí không xuất hiện trong cả ngày là điều kiện để vi sinh vật phát triển mạnh. Đây cũng là lí do khiến bạn dễ mắc viêm đường hô hấp hơn khi thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều.

Tùy vào bệnh viêm đường hô hấp và mức độ khác nhau mà triệu chứng bệnh cũng xuất hiện khác nhau. Song những triệu chứng bệnh sau thường xuất hiện bao gồm: ho, đau ngứa cổ họng, tắc nghẽn ở phổi và xoang mũi, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, đau nhức toàn thân,…

 

Phần 2: Những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp

Thời điểm giao mùa là lúc các yếu tố về thời tiết thay đổi một cách thất thường khiến cơ thể chưa kịp thích ứng nên dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp đặc biệt vào mùa lạnh bao gồm:

  • Cảm cúm

Cảm cúm do virus cúm gây ra, thực tế các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loại virus cúm với khả năng lây lan và gây bệnh khác nhau. Nhìn chung, virus cúm đều có khả năng lây nhiễm và lây truyền rất cao, có thể tạo thành dịch theo mùa.

Ở người có sức đề kháng bình thường, cảm cúm thường tiến triển trong khoảng 2 – 7 ngày, sau đó triệu chứng giảm dần đến khi biến mất khi hệ miễn dịch đã kiểm soát được virus gây bệnh. Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể kéo dài lâu hơn do sức đề kháng của trẻ yếu.

Triệu chứng cảm cúm khá điển hình bao gồm:

  • Sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, mệt mỏi, ho, đau họng,…
  • Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa thường xuất hiện ở trẻ em.
  • Viêm xoang

Xoang bao gồm các hốc rỗng chứa đầy không khí, được phủ bằng lớp niêm mạc là mô mềm. Theo vị trí, xoang được chia thành 4 loại với 4 bệnh viêm xoang tương ứng gồm: xoang trán, xoang bướm, xoang hàm, xoang sàng.

Viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc lót trong lòng các xoang bị vi khuẩn, virus tấn công hoặc do dị ứng dẫn đến phù nề, sưng viêm, tích tụ dịch mủ và chất nhầy. Viêm xoang cấp tính thường không kéo dài, song nếu không điều trị và phòng ngừa tốt có thể gây viêm xoang mạn tính ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của viêm xoang bao gồm: sốt, đau nhức tại vị trí xoang viêm, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi,… Những triệu chứng này khá giống với viêm đường hô hấp thông thường nên thường chỉ phát hiện khi bệnh vào giai đoạn nặng hoặc kéo dài.

Viêm xoang là bệnh khó điều trị dứt điểm, người bệnh cần tuân thủ quy trình, thời gian điều trị của bác sĩ cùng với phòng ngừa bệnh, bảo vệ tốt hệ hô hấp.

  • Viêm thanh quản

Viêm thanh quản cũng là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng ở độ tuổi nào, triệu chứng bệnh ở trẻ em và người lớn tuổi cũng khác nhau.

Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản thường có triệu chứng: sốt nhẹ đến sốt cao, khàn tiếng, khóc khàn, ho, thở rít,… Triệu chứng sẽ nặng dần về ban đêm.

Viêm thanh quản ở người lớn gây ra những biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, gai rét, ớn lạnh, sốt nhẹ, mất tiếng hoặc khàn tiếng, đau họng, nuốt đau,…

Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp hơn so với viêm đường hô hấp dưới do những cơ quan này tiếp xúc trực tiếp với không khí hít thở và dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Ngoài các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp trên, một số bệnh viêm đường hô hấp dưới cũng khá phổ biến như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…

Phần 3: Phòng ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp

Khi thời tiết thay đổi và bạn thường xuyên phải di chuyển ngoài trời thì hãy bỏ túi những lưu ý sau đây giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn để đương đầu với các loại virus:

  • Thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực công cộng.
  • Tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió. Mỗi khi tắm xong hãy dùng khăn lau khô người rồi mới mặc quần áo;
  • Khi trời lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng ngực, cổ và lòng bàn chân;
  • Tránh ngồi nhiều ở nơi có máy lạnh, quạt máy và không thức khuya. Không hút thuốc lá, uống nước lạnh;
  • Tập thể dục, ăn uống điều độ mỗi ngày, bổ sung chất xơ, vitamin C qua rau xanh và hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng và vùng họng bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và súc miệng bằng nước ấm;
  • Làm sạch khoang mũi họng bằng cách súc họng và rửa mũi với nước muối sinh lý 0,9%. Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế nguy cơ lây bệnh;
  • Tiêm phòng bệnh cúm trước khi bước vào mùa lạnh hàng năm giúp tăng đề kháng tránh mắc bệnh hoặc nếu có mắc bệnh thì tình trạng cũng giảm nhẹ đi rất nhiều. Ngoài ra cần tiêm phòng phế cầu để phòng tránh nguy cơ nhiễm phải;
  • Trong trường hợp bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, cần đi khám và điều trị sớm để phòng ngừa nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn thành mãn tính, nguy hiểm.
  • Không tự ý đi mua các loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Có nhiều trường hợp còn dùng đơn thuốc của người khác để áp dụng cho mình và đổi thuốc cho đến khi cảm nhận được hiệu quả và khỏi bệnh. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì nguy cơ kháng kháng sinh là rất cao sẽ gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác điều trị sau này. Do vậy nếu có các triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp, hãy đi khám để được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định điều trị.

Tham khảo: medlatec.vn & suckhoedoisong.vn

Dịch vụ Hỗ trợ Vận chuyển Y tế Quốc tế (IMA)

Cuộc sống là những chuyến đi trải nghiệm, khám phá. Vậy bạn đã có chuẩn bị gì cho chuyến công tác, du lịch quốc tế, hay giải pháp ứng phó với các tình huống xảy đến bất ngờ với sức khỏe bản thân tại nước ngoài trong tương lai chưa? Hãy để Insmart bảo vệ chuyến đi nước ngoài của bạn với dịch vụ Hỗ trợ vận chuyển y tế quốc tế (IMA) của chúng tôi.

 

Với dịch vụ IMA của Insmart, thành viên sẽ nhận được những trợ giúp y tế cần thiết khi gặp khó khăn hoặc các vấn đề liên quan tới sức khỏe trong suốt quá trình công tác và du lịch ngoài Quốc gia cư trú.

Các tiện ích nổi bật của IMA:

  • Giới thiệu y tế
  • Hồi hương sau điều trị
  • Giám sát y tế
  • Hồi hương thi hài hoặc tro cốt
  • Và nhiều tùy chọn hỗ trợ khác cho thành viên

Sáng suốt lựa chọn và tham gia các sản phẩm bảo hiểm có tích hợp quyền lợi Hỗ trợ vận chuyển y tế quốc tế của Insmart để nhận được các hỗ trợ cần thiết khi ở nước ngoài.

Dịch vụ Hỗ trợ vận chuyển y tế quốc tế của Insmart – Chăm sóc bạn dù ở nơi đâu!

Vui lòng gửi thắc mắc qua email: mkt@insmart.com.vn hoặc tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ Insmart đang cung cấp tại:

Website: www.insmart.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/insmartvn/

LinkedIn: www.linkedin.com/company/insmart-vietnam

[Phòng Marketing – Công ty Cổ phần Insmart]