[BẢN TIN SỨC KHỎE THÁNG 10/2022]: SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trung bình những người sau 65 tuổi có thể sống thêm 19,3 năm nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng sống khỏe và vui vẻ tận hưởng tuổi già, các vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi có khả năng xảy ra và bạn cần có những biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả, nhất là đối với những bệnh mạn tính.

Phần 1: Vấn đề sức khỏe người cao tuổi không nên bỏ qua

  • 👉Hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng dễ nhiễm trùng ở người cao tuổi, thường gặp nhất là nhiễm trùng phổi. Quá trình lão hóa diễn ra ngày càng nhanh dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng tế bào T – tế bào phá hủy các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các bạch cầu khác. Sự giảm sút sản sinh tế bào T có thể là do sự suy giảm chức năng của tuyến ức hoặc do tủy xương không tiếp tục sản sinh các tế bào gốc – tế bào sinh ra tế bào miễn dịch.

  • 👉Hệ tim mạch

Do sự suy giảm chức năng của các bộ phận thuộc hệ tim mạch như: suy giảm khả năng đàn hồi của cơ tim, mạch máu; suy giảm chức năng gan, thận; rối loạn chuyển hóa; suy nhược cơ thể; stress; ô nhiễm;… dẫn tới sự phá hủy tế bào, thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan, từ đó làm tăng hay giảm nhịp tim, ảnh hưởng tới sự co giãn bình thường của cơ tim và các mạch máu.Những biến chứng mà người cao tuổi phải đối mặt là: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ vữa động mạch, bệnh van tim, loạn nhịp tim, đột quỵ, …

  • 👉Hệ hô hấp

Khi về già, hình dạng của lồng ngực biến đổi nhiều, khả năng hấp thụ oxy và máu động mạch của cơ thể giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy tổ chức. Đây chính là khởi nguồn khiến cho người già phải chịu đựng một loạt các bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, …

  • 👉Hệ tiêu hóa

Hệ miễn dịch suy giảm khiến cho các hệ khác trong cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm rối loạn hệ tiêu hóa và một loạt các bệnh như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng. Các bệnh khác thường gặp bao gồm viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mãn tính.

  • 👉Hệ thần kinh

Lão hóa chính là căn nguyên gây nên sự hoạt động kém của hệ thần kinh kéo theo quá trình dẫn truyền xung động thần kinh cũng giảm, gây nên một loạt các chứng bệnh thần kinh ở người cao tuổi như: chức năng các giác quan suy giảm, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, xúc động, nhạy cảm với sự thay đổi của xung quanh và của thời tiết… Nặng hơn là chứng trầm cảm, rối loạn về trí nhớ và khả năng nhận thức rất có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, teo não dẫn đến tử vong.

  • 👉Hệ cơ xương khớp

Khi về già, bộ máy vận động trở nên rệu rã, dễ bị tổn thương và khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật.Kết quả là người cao tuổi thường gặp thoái hóa khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương, …

  • 👉Vấn đề dinh dưỡng

Theo tuổi tác, chức năng của các cơ quan đều giảm dần, cường độ trao đổi chất cũng giảm dẫn đến lượng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bị thiếu hụt. Người già thường ăn uống khó khăn do giảm dịch vị, mất răng, yếu mệt… nên càng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe nói chung và là tiền đề gây ra nhiều bệnh tật ở người cao tuổi.

 

Phần 2. Các bệnh hay gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

Cứng khớp, khó vận động

Tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn – ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa. Đây là hiện tượng cứng khớp, dấu hiệu thoái hóa khớp dạng khô khớp. Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.

Viêm đường hô hấp

Đường hô hấp của người cao tuổi rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp và dễ mắc phải các bệnh như viêm mũi họng, viêm phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè… là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh các bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.

Đột quỵ não

Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột quỵ não. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể. Trong các trường hợp nặng, người bệnh quỵ ngã đột ngột và bất tỉnh thì cần chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Để phòng bệnh đột quỵ, người cao tuổi cần xây dựng lối sống lành mạnh và có chế độ ăn cân đối, nhiều rau củ, trái cây tươi, hạn chế chất béo, rượu bia. Đồng thời, người cao tuổi cũng phải chủ động phòng bệnh từ xa, kiểm soát tốt bệnh sẵn có như huyết áp, xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, … Tuân thủ điều trị của bác sĩ, không được bỏ thuốc hoặc tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người khác chữa bệnh cho mình.

Viêm khớp gối

Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất ở người cao tuổi. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang, … Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Cùng với uống thuốc và tập luyện, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp xoa dịu các cơn đau nhức khớp do bị viêm và thoái hóa khớp.

Đau lưng

Ở người cao tuổi, ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là thoái hóa xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Hãy xoa bóp vào chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng vì sẽ làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này, giúp giảm đau và dễ chịu hơn.

 

Phần 3. Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi có xu hướng bị đa rối loạn mãn tính, thường mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và cả những vấn đề về nhận thức, chức năng hoặc xã hội. Tất cả những điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi rất quan trọng.

Thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội

Việc tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia vào các hoạt động thể thao, xã hội, được tiếp xúc với nhiều người, được trò chuyện giải bày sẽ giúp tinh thần của họ thấy thoải mái, thư giãn. Từ đó, người cao tuổi sẽ giảm bớt những cảm giác chán nản, suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi thường ngày.

Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày

Các vấn đề về chế độ ăn uống của người cao tuổi cần được quan tâm chú ý. Người cao tuổi không nên ăn một bữa quá no, nên chia nhỏ thành 5 hoặc 6 bữa trong ngày để dưỡng chất dễ hấp thu hơn. Các thực phẩm hàng ngày cần tươi mới, chế biến đa dạng và thay đổi cách thức thường xuyên để tạo cảm giác thèm ăn.

Chế độ dinh dưỡng giảm chất béo, giàu thực vật

Luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất như đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn mỗi ngày cần có nhiều rau, củ, quả, trái cây tươi và giảm bớt thịt.

Giảm bớt lượng chất béo trong mỗi bữa ăn.

Không ăn nhiều đồ ngọt, ăn mặn và quá chua.

Có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu khác theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thường xuyên động viên, thăm hỏi, chuyện trò

Người cao tuổi thường dễ cảm thấy cô đơn, buồn tủi khi phải ở nhà một mình, hạn chế đi lại giao tiếp với người khác. Việc người nhà thường xuyên thăm hỏi, chuyện trò, động viên người cao tuổi là liều thuốc tốt nhất để giúp họ vui vẻ và yêu đời hơn.

Khám sức khỏe định kỳ

Người cao tuổi thường bị suy giảm sức đề kháng, có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp, xương khớp, tim mạch,… và các bệnh mạn tính. Việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết đối nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm cho người cao tuổi.

Tham khảo: vinmec.com & moh.gov.vn & vfa.gov.vn

 

Dịch vụ quản lý, tổ chức các chương trình Khám sức khỏe của Insmart

Insmart là đơn vị Quản lý, Tổ chức Khám sức khỏe doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với phương châm hướng đến và đảm bảo sự bền vững cho sức khỏe doanh nghiệp. Insmart cung cấp đầy đủ các tiện ích để hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi khám, đảm bảo khách hàng nhận được sự chăm sóc tận tình và chu đáo xuyên suốt quá trình sử dụng dịch vụ.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với cơ sở y tế và sở hữu mạng lưới liên kết tại nhiều tỉnh thành, Insmart đã và đang cung cấp giải pháp Quản lý, Tổ chức khám sức khỏe cho các đối tác lớn, với quy mô tổ chức đồng loạt lên đến 63 tỉnh thành trên cả nước.

Thông qua dịch vụ này, Chúng tôi mang đến giải pháp quản lý chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm nhân lực trong bước đối soát và tổng hợp chi phí với các cơ sở y tế, giúp doanh nghiệp được hưởng mức giá ưu đãi cho các dịch vụ khám chữa bệnh và nâng cao trải nghiệm cho người lao động về chế độ phúc lợi tại công ty.

Quý Công ty, Doanh nghiệp đang có kế hoạch tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mkt@insmart.com.vn để được tư vấn tổ chức chương trình một cách chi tiết.

 

Tham khảo thêm thông tin về dịch vụ của chúng tôi tại:

Website: www.insmart.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/insmartvn/

LinkedIn: www.linkedin.com/company/insmart-vietnam

[Phòng Marketing – Công ty Cổ phần Insmart]