Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, rất cần được quan tâm và điều trị. Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Phần 1: Phân biệt trầm cảm và buồn bã
Hàng triệu người trên thế giới đều trải qua nỗi buồn hoặc thậm chí là trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Cảm thấy buồn là một triệu chứng không thể thiếu của trầm cảm nhưng hai trạng thái này không hề giống nhau. Việc nhận ra trầm cảm khác gì với buồn bã thông thường có thể giúp bạn xử lý cả hai đúng cách để mang lại lợi ích cho sức khỏe.
✥ Buồn bã
Buồn bã là một cảm xúc bình thường của con người. Bất kỳ ai cũng sẽ trải qua những thời điểm căng thẳng hoặc buồn bã. Một số sự kiện trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến tâm trạng theo cách tiêu cực và khiến bạn cảm thấy buồn hoặc không hạnh phúc như mất việc, mất người thân, ly hôn, thi trượt, …
Khi cảm thấy buồn hoặc xuống tinh thần, mọi người thường đánh lạc hướng bản thân bằng cách làm điều gì đó yêu thích hoặc nói chuyện với người thân. Một người đang trải qua nỗi buồn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi khóc, trút giận hoặc nói ra nỗi thất vọng.
Thông thường, nỗi buồn có mối liên hệ với một nguyên nhân cụ thể và sẽ qua đi theo thời gian. Nếu nó vẫn tồn tại dai dẳng hoặc nếu bạn không thể trở lại cuộc sống bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Khi thấy tâm trạng của mình ngày càng tồi tệ hơn hoặc buồn bã kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên tìm đến bác sĩ tâm lý.
✥ Trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần, làm thay đổi hành vi và thái độ, tác động nhiều đến cuộc sống của một người. Đôi khi, người đang buồn cũng có những khoảnh khắc mà họ có thể cười hoặc được an ủi. Nhưng trầm cảm khác với buồn bã. Cảm xúc của bạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Đây là một căn bệnh về tinh thần, không phải là cảm xúc thoáng qua.
Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hoặc độ tuổi. Các triệu chứng bao gồm cảm giác chán nản, sầu não, vô vọng, thiếu động lực, mất hứng thú với những việc đã từng thích. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể nghĩ đến hoặc tìm cách tự tử. Họ không còn muốn dành thời gian cho gia đình và bạn bè, có thể ngừng theo đuổi sở thích của mình, hoặc cảm thấy không thể đi làm, đi học.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể chẩn đoán bạn mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng nếu các triệu chứng sau kéo dài hơn 2 tuần:
- 👉Tâm trạng chán nản kéo dài cả ngày, diễn ra mỗi ngày với những dấu hiệu đáng chú ý là tuyệt vọng và buồn bã.
- 👉Không còn hứng thú với các hoạt động bình thường.
- 👉Giảm hoặc tăng cân đáng kể mà không rõ lý do.
- 👉Mất ngủ, khó ngủ hoặc số lượng giấc ngủ tăng lên ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.
- 👉Mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- 👉Mỗi ngày đều cảm thấy mình vô giá trị hoặc tội lỗi quá mức.
- 👉Không có khả năng tập trung hoặc đưa ra quyết định.
- 👉Có suy nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết hoặc tự tử, thử hoặc lên kế hoạch tự sát.
- 👉Nếu trải qua 5 triệu chứng trên trong hơn 2 tuần, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có vấn đề về sức khỏe chứ không đơn thuần là buồn bã kéo dài. Không giống như nỗi buồn, trầm cảm có thể khiến người bệnh rất khó khăn để vượt qua một ngày.
Phần 2: Nguyên nhân của bệnh trầm cảm
- 🔥Trầm cảm theo mùa:
Có thể bạn không tin nhưng trầm cảm theo mùa (còn gọi là rối loạn theo mùa) là hiện tượng phổ biến nhất gây ra bệnh. Thời tiết thay đổi thất thường khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh và thích nghi với khí hậu. Theo nhiều nhà khoa học, bệnh diễn biến nặng hơn vào mùa hè do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết không thuận lợi như nóng bức, nhiều tia tử ngoại, …
- 🔥Căng thẳng, gặp những chấn thương tâm lý:
Căng thẳng, stress kéo dài hay những chấn thương tâm lý, cú sốc trong quá khứ như mất người thân, sảy thai, bị tai nạn, … cũng là lý do gây bệnh
- 🔥Yếu tố di truyền:
Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm cũng có thể là do yếu tố di truyền. Trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, có khoảng 60% do tác động của các tác nhân môi trường, 40% còn lại được cho là gen di truyền. Vì vậy, nếu gia đình có người thân như ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột, … mắc bệnh thì tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường.
- 🔥Mắc bệnh mạn tính:
Quá trình “chung sống” với các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, ung thư… không chỉ gây ra những đau đớn về thể chất mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần bệnh nhân, có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
- 🔥Giới tính:
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới do họ phải gánh những công việc nhiều hơn như chăm sóc con cái, công việc xã hội, áp lực gia đình dồn nén, không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân, …
- 🔥Mất ngủ kéo dài:
Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc khiến nhiều người phải đối mặt với chứng mất ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thiện của thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, khi mất ngủ kéo dài, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực, dễ dẫn đến trạng thái tâm lý cáu kỉnh, cáu gắt, suy nhược cơ thể, … Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó phải kể đến chứng bệnh này.
- 🔥Lạm dụng mạng xã hội, nghiện điện thoại:
Bước vào thời đại công nghệ số, rất nhiều người bị cuốn sâu vào thế giới ảo trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram, … Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ khiến không ít người gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người ngoài đời sống thực, thiếu tình bạn và thường có cái nhìn sai lệch về cuộc sống. Vì vậy, có thể nói nghiện mạng xã hội liên quan với bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.
Phần 3: Cách giúp bản thân vượt qua trầm cảm
- ☘Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Những gì bạn ăn có thể có tác động đáng kể đến cách cơ thể và tâm trí của bạn cảm nhận. Mặc dù bạn có thể muốn ăn đồ ăn nhẹ chứa nhiều đường hoặc chất béo khi cảm thấy tâm trạng không tốt, nhưng tốt nhất là bạn nên cân bằng các loại trái cây, rau và protein để cải thiện mức năng lượng và giữ sức khỏe tốt. Tránh bỏ bữa và đảm bảo ăn các bữa đều đặn để giúp bạn duy trì thói quen trong ngày. Ngoài ra, bạn nên hạn chế lượng caffeine và rượu bạn uống, điều này có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạn.
- ☘Tập thể dục nhiều hơn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần 15 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Điều này là do tập thể dục giúp phá vỡ các hormone căng thẳng như cortisol đồng thời giải phóng endorphin giúp bạn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, không phải hoạt động nào cũng cần khiến tim bạn phải bơm máu và đổ mồ hôi để trở thành công cụ hữu hiệu chống lại bệnh trầm cảm. Một số cách tập thể dục khác bao gồm: Đi bộ trong ba mươi phút, làm vườn, lau nhà, rửa xe, đi xe đạp, vận động ngoài trời, đưa thú cưng đi dạo.
Các chuyên gia khuyên bạn nên vận động ít nhất ba mươi phút mỗi ngày để giúp điều chỉnh tâm trạng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể và bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ mắc bệnh khác như béo phì, tim mạch và tiểu đường.
- ☘Có được giấc ngủ chất lượng
Giấc ngủ là thứ có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi phần khác trong cuộc sống của bạn, đặc biệt nếu bạn ngủ không ngon giấc. Trầm cảm và ngủ đi đôi với nhau vì thiếu ngủ có thể gây ra hoặc góp phần vào các triệu chứng trầm cảm và trầm cảm có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ, cuối cùng làm suy giảm khả năng hoạt động hàng ngày của bạn.
Để hỗ trợ một chu kỳ giấc ngủ lành mạnh, hãy đảm bảo rằng bạn giữ một lịch trình đi ngủ và thức dậy đều đặn, tránh ngủ trưa và tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ ngay sau khi thức dậy để báo hiệu cho não bộ rằng đã đến lúc bắt đầu ngày mới. Hạn chế lượng caffeine, rượu và thu xếp thời gian tập thể dục trong ngày cũng sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn mỗi đêm.
- ☘Đắm mình trong nắng
Một khía cạnh chăm sóc bản thân khác rất dễ bị bỏ qua khi tất cả những gì bạn muốn làm là ngồi trên chiếc ghế dài để đón nắng! Ánh sáng mặt trời và bóng tối kích hoạt các hormone khác nhau trong não của bạn và dành quá nhiều thời gian ở trong nhà có thể tác động rất lớn đến tâm trạng của bạn. Cùng với tăng mức serotonin, việc dành thời gian vận động ngoài trời có thể giúp tăng cường sản xuất Vitamin D, giảm huyết áp, giúp xương chắc khỏe hơn và cho phép bạn có được giấc ngủ chất lượng hơn.
- ☘Giao lưu với bạn bè và gia đình
Lên lịch thời gian để đi thăm gia đình và bạn bè hoặc lên kế hoạch ăn trưa với đồng nghiệp để bạn có thời gian và địa điểm cụ thể mà bạn có thể dựa vào người khác khi cảm thấy buồn. Bạn cũng có thể thấy rằng một số người trong số này đã từng trải qua chứng trầm cảm và họ có thể liên hệ với bạn về chủ đề này và chia sẻ ý tưởng về những gì đã giúp họ trong quá khứ hoặc chỉ cần cởi mở.
Tham khảo: vinmec.com & medlatec.vn & jcmh.org
Dịch vụ quản lý, tổ chức các chương trình Khám sức khỏe của Insmart
Insmart là đơn vị Quản lý, Tổ chức Khám sức khỏe doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với phương châm hướng đến và đảm bảo sự bền vững cho sức khỏe doanh nghiệp. Insmart cung cấp đầy đủ các tiện ích để hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi khám, đảm bảo khách hàng nhận được sự chăm sóc tận tình và chu đáo xuyên suốt quá trình sử dụng dịch vụ.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với cơ sở y tế và sở hữu mạng lưới liên kết tại nhiều tỉnh thành, Insmart đã và đang cung cấp giải pháp Quản lý, Tổ chức khám sức khỏe cho các đối tác lớn, với quy mô tổ chức đồng loạt lên đến 63 tỉnh thành trên cả nước.
Thông qua dịch vụ này, Chúng tôi mang đến giải pháp quản lý chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm nhân lực trong bước đối soát và tổng hợp chi phí với các cơ sở y tế, giúp doanh nghiệp được hưởng mức giá ưu đãi cho các dịch vụ khám chữa bệnh và nâng cao trải nghiệm cho người lao động về chế độ phúc lợi tại công ty.
Quý Công ty, Doanh nghiệp đang có kế hoạch tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: mkt@insmart.com.vn để được tư vấn tổ chức chương trình một cách chi tiết.
Tham khảo thêm thông tin về dịch vụ của chúng tôi tại:
Website: https://www.insmart.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/insmartvn/
[Phòng Marketing – Công ty Cổ phần Insmart]